top of page

Hướng dẫn mở đèn pha ô tô

Để nâng cấp đèn cho ô tô, cần phải thao tác mở mặt đèn pha để thực hiện các thao tác nâng cấp bên trong với các cấu hình chiếu sáng khác nhau.

EVO Light sẽ giúp bạn mở đèn đúng cách cùng với các dụng cụ tiêu chuẩn trong quá trình nâng cấp đèn cho ô tô

 

Bước 1 : Mở nắp capo

Tìm cần gạt bên trong xe (phần lớn ở vị trí dưới vô lăng, cạnh bản lề cửa lái) để mở capo. Chống capo ( đối với các xe không sử dụng ty thủy lực cho capo ) để đảm bảo an toàn trong quá trình gỡ đèn khỏi thân xe

Bước 2 : Tháo cản trước

Nếu chi tiết này gây cản trở khi tháo đèn khỏi thân xe ( cản trở hướng đưa đèn ra, cản trở vị trí ốc vít,...vv). Một số xe không cần tháo cản vẫn có thể tháo đèn, vì vậy cần quan sát kỹ các chân ốc của đèn để thực hiện thao tác này hoặc bỏ qua

Bước 3 : Tháo bu lông, ốc vít cố định đèn

Thông thường mỗi đèn pha được cố định bởi 2 đến 3 bu lông, ốc vít cỡ lớn. Cần xác định vị trí các bu lông, ốc vít này để thực hiện tháo đèn khỏi thân xe

Bước 4 : Rút giắc kết nối sau đèn

Quan sát các giắc kết nối với đèn để tháo ra trước khi đưa đèn ra khỏi thân. Ghi nhớ các vị trí giắc kết nối để cắm đủ lại khi lắp đèn. Nếu cần thiết có thể chụp ảnh lại để cắm cho đúng vị trí

Bước 5 : Tìm và tháo các vị trí ốc vít trên đèn pha

Để đèn pha vào trong lòng đùi hoặc trên miếng vải mềm tránh xước mặt đèn sau đó thực hiện tìm các vị trí ốc để tháo mặt đèn. Đảm bảo các vị trí ốc đã được tháo hết tránh việc nứt, vỡ khi cố thực hiện thao tác ra đèn. Trên một số mẫu đèn pha có thể không có vít, các đèn pha này thực hiện giữ mặt đèn và hộp đèn bằng nẫy và keo

Bước 6 : Tháo bóng đèn và nắp chụp phía sau

Đối với các đèn halogen-xenon , tháo nắp chụp phía sau đèn bằng cách xoay ngược chiều kim đồng hồ. Tháo bóng để đảm bảo thao tác ra đèn không ảnh hưởng đến bóng halogen, xenon nguyên bản không bị gẫy, vỡ

Bước 7 : Cho đèn vào tủ hấp đèn

Sử dụng găng tay trong thao tác này để tránh bị bỏng

Điều chỉnh nhiệt độ tủ hấp từ 104 đến 121 độ °C (220~250°F)

Sử dụng loại tủ có kích cỡ đèn phù hợp để đèn pha không bị chạm vào thành, vách tủ gây xước, gẫy

Các xe đời mới thường có đèn pha cỡ lớn nên việc trang bị các tủ sấy đèn cỡ lớn rất hữu ích

Kiếm 1 tấm gỗ để đặt đèn lên do gỗ không giữ nhiệt như kim loại sẽ tránh để lại các vệt do nhiệt gây ra lên hộp đèn

Các tủ đèn hiện nay trên thị trường phần lớn sử dụng giá đỡ bằng nhôm hoặc sắt nên sử dụng thêm tấm gỗ là một giải pháp an toàn cho chất lượng sản phẩm

Để keo xung quanh đạt độ mềm nhất định, cần để đèn pha trong tủ sấy khoảng 15 phút. Tủ sấy nên trang bị loại có đối lưu để nhiệt độ được sấy đều xung quanh các vị trí có keo.

Đặc biệt lưu ý : hẹn giờ hoặc quan sát thường xuyên tránh việc để đèn trong tủ sấy quá lâu dẫn đến biến dạng do nhiệt độ ủ cao hoặc quá lâu


Bước 8 : Ra mặt đèn

Xác định vị trí các chốt giữa mặt đèn và hộp đèn, dùng tô vít nậy nhẹ đảm bảo các chốt này đã được mở.

Đối với các loại keo sống, sau khi lấy đèn ra khỏi tủ với điều kiện đủ lâu về thời gian lẫn nhiệt độ, một số loại đèn hoàn toàn có thể tách ra được bằng tay.

Trong trường hợp cảm thấy khó tách bằng tay, có thể can thiệp bằng các thiết bị khác như tô vít 2 cạnh, kìm ra đèn, hóa chất ra đèn,...vv

Không được cố kéo mặt đèn ra khỏi hộp đèn khi thấy lực kéo đã đủ mạnh, rất dễ dẫn đến vỡ, gãy các nẫy, chân của mặt đèn

Bước 9 : Thao tác nâng cấp cho hệ thống đèn

Xử lý hấp hơi nước

Nâng cấp LED mí

Nâng cấp bi LED

Lưu ý : Trước khi vào lại mặt đèn, cần chú ý cạo thật sạch lớp keo cũ. Nếu không vệ sinh sạch lớp keo này, sự đàn hồi sẽ không đồng nhất với lớp keo được thêm mới dễ dẫn đến việc hở, bọt khí và nước xâm nhập vào bên trong đèn gây hỏng, cháy nổ


Bước 10 : Vào đèn

Sử dụng keo chuyên dụng cho đèn đặt vào các rãnh trên hộp đèn. Đảm bảo các đường keo mới ôm sát và kín xung quanh hộp đèn, nơi tiếp xúc với mặt đèn

Lưu ý : Keo đèn sử dụng phải co giãn tốt, không bị biến dạng với nhiệt độ từ khoang máy, sức nóng của hệ thống đèn (dưới 100 độ)

Đưa mặt đèn vào hộp đèn và đảm bảo các rãnh đặt keo đã được phủ đều, kín

Bật tủ sấy ở nhiệt độ 135 °C và đợi tủ đủ nhiệt độ mới đưa đèn vào

Đặt đèn trong lò với nhiệt độ 135 °C trong vòng 10~15 phút để keo mềm và tự động lấp các khoảng trống giữa mặt đèn và hộp đèn

Lưu ý : Không được đặt mặt đèn vào giá đỡ, có thể để ngang hoặc úp phần hộp đèn xuống giá tránh xước, biến dạng mặt đèn

Sau 10~15 phút keo mềm, sử dụng dụng cụ kẹp đèn để làm khít mặt đèn và hộp đèn, đẩy keo đèn lấp các khoảng trống.

Nếu thấy keo đèn bị nguội và không còn độ giãn nở, có thể tiếp tục đưa vào tủ sấy để làm mềm

Đảm bảo các khớp nối giữa mặt đèn và hộp đèn đã hoàn toàn vào vị trí ( nẫy, vị trí bắt ốc )

Bắt lại ốc (nếu có) và các phụ kiện khác của đèn (vè, nắp,...)

Gắn lại các bóng vào đèn và chụp lại phần che ở đuôi đèn. Đối với các loại bi LED cỡ lớn bị nhô ra khỏi hộp đèn có thể thực hiện việc bồi đắp ra phía sau và đảm bảo phía sau không bị vướng sau khi lắp vào thân xe

Cắm lại tất cả các giắc trên đèn để đảm bảo các tín hiệu đèn đã được kết nối đầy đủ, tránh báo lỗi hoặc phải tháo ra kiểm tra lại. Bật nguồn xe và kiểm tra các tín hiệu trước khi tiến hành lắp


Bước 11 : Lắp đèn vào thân xe

Đảo ngược quy trình tháo ở trên để tiến hành lắp đèn trở lại thân xe

Trên đây là quy trình chi tiết tiến hành việc mở đèn pha ô tô để nâng cấp hệ thống chiếu sáng.

Chúc quý đại lý thực hiện nâng cấp một cách bài bản, đúng kỹ thuật và đạt độ thẩm mỹ cao !


bottom of page